Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Đất nước của Nhân dân


Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm :
                        Nhưng em biết không
                        Có biết bao người con gái, con trai
                        Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
                        Họ đã sống và chết
                        Giản dị và bình tâm
                        Không ai nhớ mặt đặt tên
                        Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
                        Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
                        Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
                        Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
                        Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
                        Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
                        Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
                        Có nội thù thì vùng lên đánh bại
                        Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 121)
---------------------------------------------------
Gợi ý làm bài


I. GIỚI THIỆU
-  Đất Nước trích  từ “Mặt đường khát vọng” là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị - Thiên - một điểm nóng - trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về đất nước và nhân dân.
- Đoạn thơ sau thể hiện quan niệm lớn của nhà thơ về “Đất nước này là Đất Nước của nhân dân”
(Trích đoạn thơ)
II. NỘI DUNG
(Thí sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng đảm bảo những nội dung cơ  bản sau đây)
  1. Giới thiệu chung
- Bài “Đất nước” là chương V của trường ca này. Tác giả đã sử dụng một cách sáng tạo các chất liệu - thi liệu từ tục ngữ, ca dao dân ca, từ truyền thuyết cổ tích đến phong tục, ngôn ngữ… của nền văn hoá dân tộc để khơi nguồn cảm hứng về Đất nước, một Đất nước có nguồn gốc lâu đời, một Đất nước của Nhân dân vĩnh hằng muôn thuở.
  1. Xác định vị trí và nội dung đoạn trích
-         Vị trí : từ câu 66 đến câu 81.
-         Nội dung: Thể hiện tư tưởng chủ đạo “Đất Nước của Nhân dân”
  1. Những hy sinh thầm lặng của cha ông ta trong suốt lịch sử đất nước
-         Tâm hồn giản dị.
-         Là những con người bình thường “vô danh” mà tâm hồn cao đẹp
-         Hy sinh vì Đất Nước một cách bình thản và đầy trách nhiệm.
  1. Truyền lửa sống và giữ hồn dân tộc
- Ý thức dân tộc “truyền giọng điệu mình” cho thế hệ sau.
-  Mang theo hồn Đất Nước “ tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”
- Lao động với tất cả tấm lòng  yêu thương vì con cháu “người sau trồng cây hái quả”.
- Suốt hàng ngàn năm lịch sử, chính Nhân Dân là những người sáng tạo nên Đất Nước này: “Không ai nhớ mà đặt tên - Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Hạt lúa do bàn tay dân ta trồng; lấy hòn than, con cúi để giữ lửa; truyền cho con cháu tiếng nói ông cha; đắp đập be bờ để làm ra cây trái. Họ “đã làm” và “đã giữ”, “họ truyền”, “họ đắp đập be bờ”... và “bốn nghìn lớp người” đã làm nên tất cả:
Ngôn ngữ thơ (giữ và truyền, gánh, đắp đập be bờ) được nhấn đi nhấn lại để tô đậm truyền thống cần cù lao động của Nhân Dân - chủ nhân của Đất Nước.
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” là sự ngợi ca mồ hôi và xương máu của nhân dân. “Không có mồ hôi và máu thì các dân tộc không thể có lịch sử” (Ăngghen). Chính vì thế mà nhà thơ trẻ này đã viết:
“Để Đất Nước là Đất Nước Nhân dân,
Một câu thơ hai lần nhắc lại từ “Đất Nước”, hai lần láy lại từ “Nhân dân”, biểu lộ biết bao tình thương mến!.
C. Nhận định chung                                                                                                                 
- Ở phần sau, tất cả đều quy chiếu về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Đó là một chân lí cao cả mà giản dị biết bao ! Một chân lí đã được nhận thức trong suốt quá trình phát triển dài lâu của lịch sử đất nước, để rồi nó cất lên thành lời tuyên ngôn đầy nhiệt huyết và vang động sâu xa.
- Đất Nước” với những câu thơ mở rộng đậm đặc chất văn xuôi. Yếu tố chính luận và chất trữ tình, chất cảm xúc hòa quyện, làm cho chất thơ dào dạt, ý tưởng sâu sắc, mới mẻ.
II. KẾT LUẬN
- Một thể thơ tự do đầy phóng khoáng với việc tiếp thu các chất liệu dân gian hết sức độc đáo và tài hoa của nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hình thức trữ tình – chính trị với các chất liệu từ ca dao, cổ tích, huyền thoại,…
- Thể hiện tư tưởng cốt lõi và tiến bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét